Nước ion kiềm và ươm mầm hạt giống
Nước ion kiềm có khả năng rút ngắn thời gian ngâm hạt nhưng vẫn đạt yêu cầu của các loại hạt giống như ngũ cốc, các loại đậu và hạt… làm chúng ra rễ nhanh hơn. Chính vì vậy, đây là bí quyết tuyệt vời dành cho bạn nếu muốn tự trồng các loại cây này. Nếu việc ươm mầm trước đây thường mất nhiều thời gian, nhiều ngày thì với nước điện giải, quá trình này sẽ được tính bằng giờ. Nếu với nước máy, tỷ lệ nảy mầm này chỉ ở 60 – 70% thì với nước điện giải, tỷ lệ này lên đến 80 – 90%.
Bước 1: Hướng dẫn làm sạch hạt
Đặt hạt giống vào rổ và để vào chậu có kích cỡ phù hợp, sau đó rửa kỹ bằng nước kiềm pH 9.5. Nước rửa đầu tiên sẽ có màu nâu ngả vàng với một ít bọt nổi lên, bạn chắt sạch nước này và ngâm hạt bằng nước kiềm mạnh với pH 11.0 trong khoảng 10 phút. Tiếp đến, bạn tiếp tục chắt nước và rửa lại bằng nước kiềm mức pH 9.5 cho đến khi ta thấy nước trong và sạch.
Bước 2: Ươm hạt trong nước
Sau khi rửa sạch hạt giống, bạn để hạt vào bình, đổ nước kiềm pH 9.5 sao cho mực nước cao gấp rưỡi chiều cao của hạt giống. Bạn lưu ý, các hạt giống sẽ nở và phình to ra, bạn nên cân nhắc kỹ để chọn được bình có kích cỡ phù hợp nhất.
Sau khi ngâm trong khoảng 3 – 4 giờ, bạn chắt nước ra. Nước này rất nhiều dưỡng chất nên khi chắt nên cho vào chai hoặc bình để bảo quản, có thể sử dụng để nấu canh. Sau đó, bạn dùng màng lưới hoặc nhiều lớp vải mềm để đậy nắp bình lại. Bạn nhớ lắc bình và súc để chắc chắn là đã chắt hết nước ở trong bình hạt giống ra. Cách 2 giờ đồng hồ sau, bạn thực hiện sức bình hạt giống một lần nữa bằng nước kiềm pH 9.5. Thường thì hạt giống sẽ bắt đầu nảy rễ sau lần súc bình bằng nước kiềm pH 9.5 đầu tiên. Hầu hết các hạt giống sẽ nảy mầm trong vòng 3 – 4 giờ, riêng đậu thì mất khoảng 4 – 6 giờ và ngũ cốc là trong vòng 7 – 9 giờ đồng hồ.
Chọn nước tưới có độ pH phù hợp
Nước với mức pH trải rộng từ 2.5 – 11.5 giúp chăm sóc cây trồng một cách tốt nhất
Không chỉ chọn đất có độ pH tương ứng để cây trồng phát triển tốt nhất mà việc chọn nước tưới phù hợp cũng là vấn đề đặc biệt lưu ý.
Trước khi dùng nước ion kiềm để tưới cây, bạn cần kiểm tra xem cây có cần nước hay không rồi mới tưới, chỉ tưới cây khi cây cần nước. Bạn ấn ngón tay vào chậu đến ngập đốt thứ 2, nếu bạn cảm thấy khô ở đầu ngón tay mới tưới cây, vì ngay khi đất ở trên bề mặt chậu đã khô thì dưới đáy chậu vẫn có thể còn ẩm ướt. Lưu ý, mỗi loại cây có nhu cầu về độ ẩm khác nhau như:
– Các cây hoa không thích đất khô.
– Cây họ xương rồng có thể sống mà không cần tưới nước.
– Các loại cây quả mọng nước (cà chua, dưa chuột, dưa hấu) cần được giữ ẩm và cần một lượng lớn nước.
– Một số rau thơm (húng quế, hương thảo, húng chanh, rau mùi ta) chỉ cần tưới một ít nước thì sẽ có mùi thơm mạnh mẽ hơn.
– Một số loại thảo mộc (rau mùi tây, hẹ) cần được tưới nhiều nước.
Bạn nên tưới vào buổi sáng và chọn loại nước ion kiềm có pH phù hợp với cây trồng (Xem bảng bảng thống kê khoảng pH phù hợp cho từng loại cây trồng ở trên).
Nước ion kiềm là loại nước được tạo ra từ máy điện giải qua quá trình điện phân nước thành 2 dòng chính là nước ion kiềm ở cực âm và nước ion axit ở cực dương. Thông thường, máy điện giải có thể tạo ra từ 5 – 8 loại nước với các mức pH khác nhau, phù hợp với tất cả các loại cây trồng.
Bạn có thể dùng nước ion axit yếu pH 5.5 – 6.0 để tưới cho các loại cây như bắp, bí, cà rốt, củ cải, cam quýt, cao su, cát tường, cẩm tú cầu, đậu phụng. Hoặc dùng nước trung tính (pH 7.0) để tưới các loại cây như cafe, cà tím, cải bắp, cải thảo, ớt, súp lơ, hoa lan. Dùng nước ion kiềm pH 7.5 – 8.0 để tưới cây như nho, mía, lily, cát tường, cúc nhật…
Không chỉ có độ pH phù hợp với nhiều loại cây trồng, nước ion kiềm còn có phân tử siêu nhỏ, nhỏ hơn gấp 5 lần so với phân tử nước bình thường nên thẩm thấu nhanh, tăng khả năng hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng cần thiết vào trong cây.
Nước ion kiềm có tác dụng kích thích sự phát triển của bộ rễ cây, giúp cây phát triển khỏe mạnh. Đồng thời, sau khi bón phân, dùng nước ion kiềm tưới cây giúp phân được hòa tan nhanh chóng để rễ dễ dàng hấp thu, tránh tình trạng tạo nên môi trường ưu trương quanh bộ rễ làm rễ không hấp thu được và xuất hiện hiện tượng thẩm thấu ngược, dịch thể trong bị thoát ra ngoài làm cây bị héo, chết.
Đối với các loại cây có pH nghiêng về tính kiềm nhẹ như lily, cúc nhật, cẩm tú cầu… thì nước ion kiềm pH từ 7.5 – 8.0 còn cung cấp các khoáng chất thiết yếu giúp cây khỏe mạnh.
Như vậy, từ bài viết trên, hi vọng sẽ giúp bạn có cách trồng và chăm sóc cây hiệu quả hơn từ ứng dụng nước ion kiềm. Nếu bạn quan tâm đến các loại nước điện giải này, bạn có thể liên hệ:

====================================

CÔNG TY CP NƯỚC ION ONE VIỆT NAM
Hotline: 0968.699.159 – Email: iononejsc@gmail.com
Facebook: ION ONE-Nước ion kiềm cao cấp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.